Về năm tháng:
Khi ta ba mươi, nỗi buồn tuổi hai mươi sẽ không trở lại.
Khi năm mươi nhớ về sinh nhật tuổi ba mươi, sao đẹp đẽ thế
Khi chín mươi chín, nghĩ về cả cuộc đời mình đã bình yên trôi qua, có lẽ sẽ vui mừng cười hỉ hả như tên trộm chưa từng bị tóm.
Hãy tin vào cuộc sống và thời gian,
Cho dù cuộc sống có thể sẽ không tạo được cho ta niềm vui mới
nhưng thời gian cũng giúp ta xoá hết tất cả mọi nỗi đớn đau.
Đau lòng:
Nỗi đau không thể trả một lần, nó như một khoản vay trả góp
Cho dù bạn giàu có
thì đối diện nỗi đau
bạn cũng khó lòng một lần rũ sạch nợ nần
Có lần, tôi muốn tôi tàn nhẫn với bản thân mình hơn, không cho phép bản thân tôi buồn đau.
Thà đau buồn một lần, thật đau, rồi sống tiếp
Còn hơn ngày qua ngày cứ mặc cả lần hồi với những nỗi buồn nhỏ nhặt nỗi sầu bé mọn kiểu chả buồn sống chả buồn chết.
Có những người mà oán hận buồn bã là thói quen của người ta, bạn chớ động vào, buồn đau chẳng qua là cách họ hưởng thụ cuộc sống mà thôi.
Chúng ta cũng có khi đau đớn vì bị oan uổng, nhưng lại không chịu thanh minh, thì nỗi niềm đó chẳng qua cũng chỉ là tự mình tự tạo tự gánh chịu.
Người thông minh thường không thấy niềm vui
người trí tuệ vượt bậc mới hay mỉm cười.
Tạo hoá trêu ngươi
Người dựa vào chính người để trêu tạo hoá.
Về tình yêu:
Trong cuộc sống rất khó có tình yêu vĩnh hằng, nhưng chắc chắn cuộc sống có tình ruột thịt vĩnh hằng. Nếu tình yêu hoá được thành tình thân, những gốc rễ đó mới không phải lâu đài xây trên cát.
Có những tình yêu, có những người, mà tình yêu chỉ có nghĩa là "cảm xúc" của thời điểm đó. Mà nếu bạn cứ cho rằng tình yêu của họ là một tình yêu dài lâu, thì bạn mới là ấu trĩ (non nớt).
Bạn đừng buồn nếu bạn đãng trí. Đãng trí là chuyện bình thường, còn hơn là cái gì cũng nhớ rành rành.
Trên đường tình, những người thản nhiên đầy rẫy. Nhưng dù họ chỉ chân tình trong giây phút, cũng không thể nói họ giả dối.
Tình yêu nếu như không trở về với những gì chân thực trong cuộc sống như áo mặc, cơm ăn, đếm tiền, giấc ngủ, thì sẽ không thể dài lâu. Có những lúc chúng ta nhầm tưởng một thói quen trong cuộc sống, với một người đàn ông hoặc đàn bà nào đó, là tình yêu.
(tạm dịch)
Tam Mao:
Nhà văn Đài Loan, sinh năm 1943 tại Triết Giang, Trung Quốc. Đã từng học khoa Triết học Đại học Văn Hoá Trung Quốc. Du học châu Âu, du học ở Tây Ban Nha, Đức v.v.. sau định cư ở Sahara, quần đảo Canali, về Đài Loan dạy đại học năm 1981, viết tản văn theo dọc đường bà lưu lạc khắp thế giới.
Tuy nhiên bà chưa tốt nghiệp bất kỳ trường nào. Bỏ học từ lớp 6, cha dạy viết, bạn bè dạy vẽ, giáo sư quen xin cho học dự thính khoa Triết học, tuy thành tích học tập ở khoa Triết rất xuất sắc nhưng cuối cùng không tốt nghiệp, xin nghỉ học đi lưu lạc, du học ở châu Âu qua nhiều trường nhưng không có bằng cấp gì. Cho đến khi về Đài Loan dạy đại học cũng chỉ là dạy phụ, đi diễn thuyết.
Những sáng tác có giá trị nhất của Tam Mao là những tập tản văn viết trong 14 năm lang thang khắp thế giới. Sau khi người chồng Tây Ban Nha mất tích trong một cuộc thám hiểm, bà trở về Đài Loan. Tam Mao mất năm 1991, thọ 49 tuổi. Tự tử tại một bệnh viện ở ngoại thành Đài Bắc.
Bà có bạn đọc rộng rãi trên khắp thế giới, nhất là các bạn đọc ở Trung Quốc và Đài Loan, đã in 24 tập sách dịch và tản văn.
Khi ta ba mươi, nỗi buồn tuổi hai mươi sẽ không trở lại.
Khi năm mươi nhớ về sinh nhật tuổi ba mươi, sao đẹp đẽ thế
Khi chín mươi chín, nghĩ về cả cuộc đời mình đã bình yên trôi qua, có lẽ sẽ vui mừng cười hỉ hả như tên trộm chưa từng bị tóm.
Hãy tin vào cuộc sống và thời gian,
Cho dù cuộc sống có thể sẽ không tạo được cho ta niềm vui mới
nhưng thời gian cũng giúp ta xoá hết tất cả mọi nỗi đớn đau.
Đau lòng:
Nỗi đau không thể trả một lần, nó như một khoản vay trả góp
Cho dù bạn giàu có
thì đối diện nỗi đau
bạn cũng khó lòng một lần rũ sạch nợ nần
Có lần, tôi muốn tôi tàn nhẫn với bản thân mình hơn, không cho phép bản thân tôi buồn đau.
Thà đau buồn một lần, thật đau, rồi sống tiếp
Còn hơn ngày qua ngày cứ mặc cả lần hồi với những nỗi buồn nhỏ nhặt nỗi sầu bé mọn kiểu chả buồn sống chả buồn chết.
Có những người mà oán hận buồn bã là thói quen của người ta, bạn chớ động vào, buồn đau chẳng qua là cách họ hưởng thụ cuộc sống mà thôi.
Chúng ta cũng có khi đau đớn vì bị oan uổng, nhưng lại không chịu thanh minh, thì nỗi niềm đó chẳng qua cũng chỉ là tự mình tự tạo tự gánh chịu.
Người thông minh thường không thấy niềm vui
người trí tuệ vượt bậc mới hay mỉm cười.
Tạo hoá trêu ngươi
Người dựa vào chính người để trêu tạo hoá.
Về tình yêu:
Trong cuộc sống rất khó có tình yêu vĩnh hằng, nhưng chắc chắn cuộc sống có tình ruột thịt vĩnh hằng. Nếu tình yêu hoá được thành tình thân, những gốc rễ đó mới không phải lâu đài xây trên cát.
Có những tình yêu, có những người, mà tình yêu chỉ có nghĩa là "cảm xúc" của thời điểm đó. Mà nếu bạn cứ cho rằng tình yêu của họ là một tình yêu dài lâu, thì bạn mới là ấu trĩ (non nớt).
Bạn đừng buồn nếu bạn đãng trí. Đãng trí là chuyện bình thường, còn hơn là cái gì cũng nhớ rành rành.
Trên đường tình, những người thản nhiên đầy rẫy. Nhưng dù họ chỉ chân tình trong giây phút, cũng không thể nói họ giả dối.
Tình yêu nếu như không trở về với những gì chân thực trong cuộc sống như áo mặc, cơm ăn, đếm tiền, giấc ngủ, thì sẽ không thể dài lâu. Có những lúc chúng ta nhầm tưởng một thói quen trong cuộc sống, với một người đàn ông hoặc đàn bà nào đó, là tình yêu.
(tạm dịch)
Tam Mao:
Nhà văn Đài Loan, sinh năm 1943 tại Triết Giang, Trung Quốc. Đã từng học khoa Triết học Đại học Văn Hoá Trung Quốc. Du học châu Âu, du học ở Tây Ban Nha, Đức v.v.. sau định cư ở Sahara, quần đảo Canali, về Đài Loan dạy đại học năm 1981, viết tản văn theo dọc đường bà lưu lạc khắp thế giới.
Tuy nhiên bà chưa tốt nghiệp bất kỳ trường nào. Bỏ học từ lớp 6, cha dạy viết, bạn bè dạy vẽ, giáo sư quen xin cho học dự thính khoa Triết học, tuy thành tích học tập ở khoa Triết rất xuất sắc nhưng cuối cùng không tốt nghiệp, xin nghỉ học đi lưu lạc, du học ở châu Âu qua nhiều trường nhưng không có bằng cấp gì. Cho đến khi về Đài Loan dạy đại học cũng chỉ là dạy phụ, đi diễn thuyết.
Những sáng tác có giá trị nhất của Tam Mao là những tập tản văn viết trong 14 năm lang thang khắp thế giới. Sau khi người chồng Tây Ban Nha mất tích trong một cuộc thám hiểm, bà trở về Đài Loan. Tam Mao mất năm 1991, thọ 49 tuổi. Tự tử tại một bệnh viện ở ngoại thành Đài Bắc.
Bà có bạn đọc rộng rãi trên khắp thế giới, nhất là các bạn đọc ở Trung Quốc và Đài Loan, đã in 24 tập sách dịch và tản văn.